Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tổng hợp kiến thức và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 11. Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á trong sách giáo khoa Địa lí 8. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.

Bạn đang xem: Soạn địa 8 bài 11

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:


Mục tiêu bài học

- Trình bày những đặc điểm nổi bật về dân cư, kinh tế của khu vực Nam Á: là khu vực dân cư đông đúc, có mật độ dân số cao nhất thế giới.

- Dân cư Nam Á chủ yếu theo đạo Hồi và Ấn Độ giáo. Tôn giáo ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội ở Nam Á.

- Các nước Nam Á có nền kinh tế đang phát triển, trong đó Ấn Độ có kinh tế phát triển nhất.


Tổng hợp lý thuyết Địa 8 Bài 11 ngắn gọn

1. Dân cư

- Nam Á là khu vực có số dân đông bậc nhất trên thế giới.

- Mật độ dân số cao. Tập trung ở khu vực ven biển và các con sông lớn.

- Nam Á là nơi ra đời của hai tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo, Phật giáo.

- Hiện nay, dân cư Nam Á chủ yếu theo Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Phật giáo,… Tôn giáo ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế - xã hội ở Nam Á.

2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

- Trước đây, khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm lược, năm 1947 các nước Nam Á giành được độc lập và có nền kinh tế tự chủ.

- Tuy nhiên nền kinh tế - xã hội trong khu vực thiếu ổn định.

- Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực:

+ Nền công nghiệp hiện đại đứng thứ 10 trên thế giới với cơ cấu dạng: công nghiệp năng lượng, kim loại, chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng, các ngành công nghiệp nhẹ,..còn phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao, vi tính, chính xác như điện tử, máy tính,…

+ Nông nghiệp: phát triển với “cuộc cách mạng xanh” và “cách mạng trắng”.

Hướng dẫn Soạn Địa 8 Bài 11 ngắn nhất


Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 11 trang 37

Quan sát hình 11.1, em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư của Nam Á?

Trả lời:

- Dân cư Nam Á phân bố không đều.

- Dân cư phân bố đông ở vùng đồng bằng sông Ấn, sông Hằng và vùng ven biển.

- Các đô thị lớn tập trung đông đúc dân cư như Niu Đê-li, Con-ca-ta, Mum-bai, Ca-ra-si...

- Dân cư phân bố thưa thớt ở sơn nguyên Pakistan, vùng hoang mạc Tha, vùng núi Hi-ma-lay-a, sơn nguyên Đê-can.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 11 trang 38

Dựa vào bảng 11.1, em hãy kể tên hai khu vực đông dân nhất châu Á.

Trong hai khu vực đó, khu vực nào có mật độ dân số cao hơn?

Trả lời:

- Hai khu vực đông dân nhất là khu vực Đông Á và Nam Á.

- Khu vực Nam Á có mật độ dân số cao hơn là 302 người/km2.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 11 trang 39

Qua bảng 11.2, em hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ. Sự chuyển dịch đó phản ánh xu hướng phát triển kinh tế như thế nào?

Trả lời:

- Cơ cấu ngành kinh tế Ấn Độc có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành dịch vụ và giảm tỉ trọng ngành nông – lâm – thủy – sản.

- Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế (48% năm 2001).

- Sự chuyển dịch phản ánh xu hướng phát triển ngành kinh tế Ấn Độ theo hướng hiện đại.

Bài 1 trang 40 Địa Lí 8

Em hãy ghi vào vở tên các nước trong khu vực Nam Á lần lượt theo số kí hiệu trên hình 11.5.

Trả lời:

1- Pakistan

2- Ấn Độ

3- Nê pan

4- Bu tan

5- Băng la đét

6- Xri lan ca

7- Manđivơ

Bài 2 trang 40 Địa Lí 8

Căn cứ vào hình 11.1, em có nhận xét gì về đặc điểm phân bố dân cư của Nam Á.

Trả lời:

- Dân cư Nam Á phân bố không đều.

- Dân cư tập trung đông ở các vùng đồng bằng, ven biển có lượng mưa lớn.

- Dân cư thưa thớt ở các vùng nội địa, mưa ít như vùng núi Hi-ma-lay-a, sơn nguyên Đê-can.

Bài 3 trang 40 Địa Lí 8

Hãy giải thích tại sao khu vực Nam Á lại có sự phân bố dân cư không đều?

Trả lời:

- Nguyên nhân do điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình bằng phẳng, vùng mưa lớn thuận lợi cho dân cư phát triển nông nghiệp.

+ Khí hậu gió mùa mát mẻ, thuận lợi hơn so với vùng hoang mạc và vùng núi cao.

+ Dân cư tập trung dọc hai bên bờ sông Ấn và sông Hằng, gần nguồn nước thuận lợi cho sản xuất, sinh họat và giao thông.

- Điều kiện kinh tế xã hội:

+ Các đô thị lớn tập trung đầy đủ các điều kiện thuận lợi về việc làm, giao thông, thị trường tiêu thụ rộng, nguồn lao động dồi dào...

+ Vùng đồng bằng Ấn – Hằng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nên dân cư đã sinh sống và định cư ở đây từ xa xưa.

Bài 4 trang 40 Địa Lí 8

Các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của Ấn Độ phát triển như thế nào?

Trả lời:

- Ngành công nghiệp: hiện đại, cơ cấu ngành đa dạng, giá trị sản lượng công nghiệp vươn lên đứng thứ 10 trên thế giới.

Xem thêm: Bộ Đôi Sao Nhí ' Tân Ô Long Viện 2 Vietsub Hd, Phim Chọn Lọc (Fshare):

- Ngành nông nghiệp không ngừng phát triển với cuộc “cách mạng xanh” và “cách mạng trắng”, Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm trong nước.

- Các ngành dịch vụ đều phát triển, chiếm 48% trong cơ cấu GDP năm 2001.

- GDP bình quân đầu người đạt 460 USD/người/năm.

Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 8 Bài 11 hay nhất


Câu 1. Cho bảng số liệu sau:

Dân số Ấn Độ giai đoạn 1990 – 2011 (Đơn vị: triệu người)

Năm

1990

2000

2005

2008

2010

2011

Số dân

873,8

1053,9

1140,0

1190,9

1224,6

1241,5

a) Vẽ biểu đồ

b) Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét cần thiết.

Trả lời: 

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện dân số Ấn Độ giai đoạn 1990 – 2011

*

b) Nhận xét Giai đoạn 1990 – 2011: – Dân số Ấn Độ tăng liên tục (dẫn chứng). – Tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

Câu 2. Cho bảng số liệu sau:

Tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô của Ấn Độ giai đoạn 1990 – 2010

(Đơn vị: %)


Năm

1990

2000

2005

2008

2010

Tỉ suất sinh thô

31,3

25,9

23,9

22,9

22,2

Tỉ suất tử thô

10,6

9,0

8,5

8,2

8,0

a) Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Ấn Độ giai đoạn 1990 – 2010. b) Từ biểu để đã vẽ, rút ra nhận xét cần thiết.

Trả lời: 

a) Vẽ biểu đồ Biểu đồ thể hiện tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Ấn Độ giai đoạn 1990 – 2010

*

b) Nhận xét Giai đoạn 1990 – 2010: – Tỉ suất sinh thô giảm liên tục từ 31,3%0 (năm 1990) xuống còn 22,2%0 (năm 2010), giảm 9,1 %0 (giảm 1,41 lần). – Tỉ suất tử thô giảm liên tục từ 10,6%0 (năm 1990) xuống còn 8,0%0 (năm 2010), giảm 2,6%o (giảm 1,33 lần). – Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm liên tục từ 20,7%c (năm 1990) xuống còn 14,2%c (năm 2010), giảm 6,5%0 (giảm 1,46 lần). – Tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng). * Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có tốc độ giảm nhanh nhất, tiếp đến là tỉ suất sinh thô và có tốc độ giảm chậm nhất là tỉ suất tử thô. – Tỉ suất sinh thô lớn gấp nhiều lần tỉ suất tử thô qua các năm nên tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên luôn dương.

Trắc nghiệm Địa 8 Bài 11 tuyển chọn

Câu 1: Số đô thị hơn 8 triệu dân của Ấn Độ là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Câu 2: Quốc gia phát triển nhất Nam Á là

A. Ấn Độ

B. Nê-pan

C. Băng-la-det

D. Pa-kis-tan

Đáp án: A

Câu 3: Hoạt động kinh tế chủ yếu của hầu hết các nước trong khu vực Nam Á là

A. Dịch vụ

B. Công nghiệp

C. Nông nghiệp

D. Khai thác dầu mỏ

Đáp án: C

Câu 4: Dựa vào bảng 11.1, cho biết khu vực nào đông dân thứ hai ở châu Á?

A. Trung Á.

B. Nam Á.

C. Đông Nam Á.

D. Tây Nam Á.

Đáp án: B

Câu 5: Quan sát hình 11.1, các đô thị nào có số dân trên 8 triệu?

A. Ca-ra-si, Mum-bai.

B. Niu Đê-li, Côn-ca-ta.

C. Tất cả đều sai.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: D

Câu 6: Nam Á là khu vực đông dân thứ mấy của châu Á

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Câu 7: Trước đây các nước Nam Á bị đế quốc nào xâm chiếm

A. Đế quốc Pháp

B. Đế quốc Mĩ

C. Đế quốc Anh

D. Đế quốc Tây Ban Nha

Đáp án: C

Câu 8: Năm bao nhiêu, các nước Nam Á giành được độc lập và tiến hành xây dựng nền kinh tế tự chủ.

A. 1945

B. 1946

C. 1947

D. 1948

Đáp án: C

Câu 9: Nguyên nhân làm cho tình hình chính trị- xã hội trong khu vực thiếu ổn định?

A. Do bị đế quốc đô hộ kéo dài.

B. Xảy ra mâu thuẫn xung đột giữa các dân tộc.

C. Xảy ra mâu thuẫn xung đột giữa các tôn giáo.

D. Cả 3 nguyên nhân trên.

Đáp án: D

Câu 10: Ngày nay, về giá trị sản lượng công nghiệp, Ấn Độ đứng thứ mấy trên thế giới

A. 7

B. 8

C. 9

D. 10

Đáp án: D

Câu 11: Nam Á có bao nhiêu quốc gia

A. 7

B. 8

C. 9

D. 10

Đáp án: A

Câu 12: Khu vực Nam Á là khu vực tập trung dân cư đông đúc với mật độ dân số

A. Trung bình trên thế giới.

B. Khá cao trên thế giới,

C. Lớn nhất thế giới.

D. Tất cả đều sai.

Đáp án: C

Câu 13: Nam Á là nơi phát sinh ra hai tôn giáo lớn nào?

A. Ấn Độ giáo và Hồi giáo

B. Ấn Độ giáo và Ki-tô-giáo

C. Ấn Độ giáo và Phật giáo

D. Phật giáo và Hồi giáo

Đáp án: C

Câu 14: Dân cư Nam Á chủ yếu theo tôn giáo nào?

A. Ấn Độ giáo và Hồi giáo

B. Ấn Độ giáo và Ki-tô-giáo

C. Ấn Độ giáo và Phật giáo

D. Phật giáo và Hồi giáo

Đáp án: A

Câu 15: Quốc gia nào ở Nam Á có số dân đông thứ hai thế giới?

A. Ấn Độ.

B. Pa-ki-xtan.

C. Băng-la-đét.

D. Nê-pan.

Đáp án: A

Câu 16: Các nước Nam Á có nền kinh tế

A. Chậm phát triển.

B. Đang phát triển,

C. Khá phát triển.

D. Rất phát triển.

Đáp án: B

 

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 11. Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á trong SGK Địa lí 8. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.