Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động được các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp định kỳ thực hiện bằng việc đo, kiểm tra chất lượng môi trường thông qua đơn vị có đủ năng lực thực hiện. Các kết quả quan trắc vệ sinh môi trường lao động hằng năm được cập nhật và bổ sung vào hồ sơ lao động.

Bạn đang xem: Hồ sơ vệ sinh lao động thy anh

Căn cứ lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động

Căn cứ các quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động.Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động căn cứ vào Nghị định 39/2016/NĐ-CP.Quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động căn cứ vào Nghị định 44/2016/NĐ-CP.Bộ Y tế hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động căn cứ vào Thông tư 19/2016/TT-BYT.

Vai trò của hồ sơ vệ sinh môi trường lao động

Là hồ sơ giúp quản lý tốt các yếu tố độc hại trong môi trường lao động hạn chế những ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.Là hồ sơ đề xuất biện pháp cải thiện điều kiện lao động, ngăn chặn bệnh nghề nghiệp, tai nạn cũng như giúp nâng cao khả năng làm việc của người lao động.Là hồ sơ giúp doanh nghiệp hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với quy định của pháp luật.Là hồ sơ giúp doanh nghiệp phát hiện sớm những bất lợi, những thành phần độc hại, khí thải, bụi để đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.

*

Nội dung và tần suất lập hồ sơ môi trường lao động

Nội dung của hồ sơ vệ sinh môi trường

Cần lập và cập nhật hồ sơ lao động dựa theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.Thực hiện quan trắc môi trường lao động (đo kiểm, phân tích các yếu tố môi trường).Lập báo cáo Y tế lao động theo Thông tư 19/2016/TT-BYT.

Xem thêm: Mua Chìa Khóa Tinh Linh Giá Rẻ, Bán Chạy Tháng 6/2022, Chìa Khóa Tinh Linh Fairy Tail

Tần suất đo và lập báo cáo

Doanh nghiệp định kỳ 1 năm/lần phải thu thập và tổng hợp báo cáo về công tác an toàn vệ sinh lao động và đánh giá tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.Hồ sơ sau khi hoàn thiện thì nộp trước ngày 5 tháng 7 hằng năm (báo cáo 6 tháng đầu năm), trước ngày 10/01 của năm tiếp theo với báo cáo năm.

Các công việc lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động

Tiến hành khảo sát nhà máy, cơ sở sản xuất.Đánh giá tình hình hoạt động của cơ sở, xác định quy mô sản xuất.Đánh giá hiện trạng hoạt động của dây chuyền sản xuất, trang thiết bị máy móc, công nghệ và các công trình xử lý chất thải.Đánh giá tổng quan chất lượng vệ sinh môi trường của dự án.Thống kê chính xác công trình, thiết bị đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.Đơn vị tư vấn lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động.Tiến hành quan trắc môi trường lao động định kỳ, đo đạc nhiều thông số và nộp kết quả quan trắc lên Sở Y tế và cơ quan chuyên môn.

Trường hợp nào lập lại hồ sơ môi trường?

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 35 của Nghị định 44/2016/NĐ-CP có quy định doanh nghiệp phải lập lại hồ sơ lao động nếu thuộc các trường hợp dưới đây:

Khi doanh nghiệp có thay đổi về quy trình công nghệ, sản xuất hoặc nâng cấp cơ sở lao động có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại đối với sức khỏe người lao động.Khi các đơn vị quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung trong quá trình thực hiện quan trắc môi trường lao động.Khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu lập lại hồ sơ.

Công ty môi trường Hợp Nhất chuyên quan trắc môi trường và lập hồ sơ lao động với kinh nghiệm lâu năm, chúng tôi không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, giữ vững phong độ với phương châm làm việc luôn đặt uy tín lên hàng đầu đã và đang nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng. Chúng tôi có đội ngũ tư vấn am hiểu kiến thức chuyên môn, hiểu rõ quy trình lập hồ sơ và giúp khách hàng giải quyết triệt để những vấn đề pháp lý với thời gian nhanh chóng, hiệu quả và chi phí tối ưu nhất.