Nếu bạn đã, đang hoặc có ý định thiết lập mối quan hệ tín dụng với các Ngân hàng, Công ty tài chính thì việc hiểu rõ các khái niệm “ CIC là gì? “, “ Check CIC online như thế nào? “ … là rất cần thiết. Trong bài viết này, quartetpress.com sẽ giúp bạn tìm hiểu các thuật ngữ này một cách chính xác nhất.

Bạn đang xem: Tra cứu cic miễn phí

CIC là gì?


Mục lục

2 Nguyên tắc hoạt động của trung tâm tín dụng CIC4 Hệ thống tra cứu CIC cá nhân hoạt động như thế nào?4.2 Thao tác kiểm tra CIC có ý nghĩa gì?5 Hướng dẫn kiểm tra CIC cá nhân chi tiết nhất8 Bị nợ xấu trên CIC ảnh hưởng như thế nào?9 Có thể xoá nợ xấu trên CIC không?

CIC là cụm từ viết tắt của Credit Information Center – CIC là Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc Gia Việt Nam, được phát triển và hoạt động dưới sự điều hành của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Chức năng chính của Trung tâm CIC là thu thập, phân tích, xử lý và đưa ra những dự báo tín dụng theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

*
Cic – Credit Information Center là gì?

Chúng ta dễ dàng bắt gặp các cụm từ như kiểm tra cic chi tiết, check cic online hay kiểm tra lịch sử tín dụng… khi đăng ký các khoản vay tín chấp cá nhân, mở thẻ tín dụng… tại các Ngân hàng, công ty tài chính. Đó là bước đầu tiên để các đơn vị cho vay có thể đảm bảo khách hàng không có nợ xấu hoặc không còn dư nợ quá nhiều trước khi quyết định cho vay.

Vậy trung tâm thông tin tín dụng CIC là gì? Đó là nơi lưu trữ thông tin tín dụng CIC của các cá nhân.

Tham khảo:

Nguyên tắc hoạt động của trung tâm tín dụng CIC

Khi khách hàng đăng ký một giao dịch bất kỳ với ngân hàng như vay tín chấp, vay thế chấp, mở thẻ tín dụng… thì hệ thống tín dụng của Ngân hàng cho vay sẽ cập nhật các thông tin về khoản vay như dư nợ, thời gian trả nợ, quá trình thanh toán… lên hệ thống CIC của Ngân hàng nhà nước.

Từ những thông tin này, hệ thống CIC sẽ tổng hợp và cập nhật chúng thành một cơ sở dữ liệu có thể tra cứu online để phản ánh chính xác nhất lịch sử tín dụng cá nhân – doanh nghiệp.

*
Nguyên tắc hoạt động của trung tâm tín dụng CIC

Nếu bạn có lịch sử tín dụng tốt khi tra cứu CIC, các khoản đăng ký vay sẽ được thẩm định và giải ngân dễ dàng. Ngược lại, CIC không khác gì một danh sách đen đối với những cá nhân – doanh nghiệp thường xuyên trả chậm, nợ xấu, và nếu bạn nằm trong danh sách này thì khả năng được duyệt vay của bạn sẽ rất thấp.

Hiểu rõ hơn, hệ thống CIC tập hợp thông tin lịch sử quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng và phân chia thành 5 nhóm:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)

Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.
*
Hệ thống CIC chia các đối tượng sử dụng dịch vụ vay vốn thành 5 nhóm

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) 

Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu).

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)

Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định;Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Xem thêm: Tải Game Ma Cà Rồng - Tải Miễn Phí Apk Gia Tộc Ma Cà Rồng Android

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)

Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)

Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.

Cách tất toán hợp đồng vay vốn như thế nào?

Chức năng của trung tâm tín dụng CIC

Chúng ta đã biết trung tâm tín dụng CIC là một tổ chức hoạt động dưới sự quản lý của ngân hàng nhà nước, vậy chức năng của nó là gì ?

Dựa theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành để thực hiện đăng ký tín dụng quốc gia cho tất cả người dùng. Nhằm mục đích hỗ trợ mọi người có thể check CIC ngân hàng nhanh và dễ dàng hơn.Tiếp nhận, phân tích và xử lý các thông tin tín dụng của cá nhân, tổ chứcThực hiện việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng của các cá nhân vào các nhóm nợ từ 1 – 5, từ đó giúp các ngân hàng phòng ngừa và hạn chế rủi ro khi thực hiện việc giải ngân hồ sơ vay vốn….Cung cấp các sản phẩm tra cứu lịch sử tín dụng cic cá nhân dành cho tổ chức tín dụng, ngân hàng, công ty tài chính theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

Tính đến thời điểm hiện tại, trong kho dữ liệu của CIC ngân hàng Việt Nam đã có hơn 30 triệu thông tin của khách hàng vay vốn đang được lưu trữ. Trước khi thực hiện phê duyệt các khoản vay tín chấp hay mở thẻ tín dụng. Các ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ tiến hành tra CIC, đây được coi là yêu cầu bắt buộc.

Tham khảo: Hỗ trợ vay tiền online chỉ bằng CMND

Hệ thống tra cứu CIC cá nhân hoạt động như thế nào?

Qua những phân tích ở trên, có thể bạn đã hiểu được chức năng cơ bản của hệ thống CIC Checking rồi phải không? Vậy chúng ta có thể kiểm tra được những thông tin chi tiết gì khi tra cứu CIC? Cùng tìm hiểu tiếp nhé!

Tra cứu CIC cung cấp các thông tin gì của khách hàng?

Có thể nói CIC không khác gì một cuốn từ điển, cung cấp mọi thông tin về lịch sử tín dụng của một cá nhân hay một tổ chức. Cụ thể CIC có thể đem lại những thông tin gồm:

Khách hàng hiện đang quan hệ với bao nhiêu tổ chức tín dụng.Dư nợ tính tới thời điểm hiện tại là bao nhiêu?Mục đích vay của khách hàng với các gói vay của mình là gì: vay tiêu dùng, vay kinh doanh hay phục vụ cho các mục đích khác?Thời gian đăng ký trả là bao lâu?Khách hàng đang thuộc nhóm nợ nào?Đối với các khoản vay thế chấp, khách hàng đã sử dụng tài sản gì để thế chấp cho khoản vay.Quan trọng nhất, quá trình trả nợ của khách hàng có tốt không?
*
Tra cứu CIC cung cấp các thông tin về lịch sử tín dụng

Để có thể ra quyết định có cho Khách hàng vay hay không? Ngân hàng sẽ căn cứ vào các yếu tố có được khi thực hiện việc tra cứu CIC.

Tham khảo:

Thao tác kiểm tra CIC có ý nghĩa gì?

Việc check CIC không chỉ có ý nghĩa đối với Ngân hàng mà còn khá quan trọng đối với cá nhân – doanh nghiệp.

Đối với Ngân hàng – Tổ chức tín dụngCăn cứ để quyết định có xét duyệt khoản vay hay yêu cầu mở thẻ tín dụng của khách hàng.Quản lý thông tin khách hàng một cách thống nhất giữa các Ngân hàng thông qua hệ thống CIC.Đối với khách hàng:CIC là một hình thức giúp khách hàng có thể kiểm tra được các khoản vay, các mối quan hệ tín dụng của bản thân.Trước khi đăng ký vay hãy mở thẻ tín dụng, việc check cic online giúp khách hàng có thể kiểm tra được mình có đủ điều kiện hay không? hoặc dự đoán tỉ lệ đậu hồ sơ.

Tìm hiểu dư nợ là gì?

Hướng dẫn kiểm tra CIC cá nhân chi tiết nhất

Hiện nay có hai phương thức có thể giúp bạn kiểm tra lịch sử tín dụng cá nhân đó là thông qua trung tâm thông tin tín dụng hoặc thông qua công ty dịch vụ.

Kiểm tra CIC cá nhân tại trung tâm tín dụng

Bạn có thể check CIC trực tiếp tại:

Hà Nội: Số 10 Quang Trung, Quận Hà Đông Hà Nội, Việt NamHồ Chí Minh: Lầu 1, số 68 Nguyễn Huệ, Quận 1 TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
*
Có thể tra cứu CIC trực tiếp tại Trung tâm thông tin tín dụngHà Nội: Phòng 1303B, Tòa nhà Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, Phường Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà NộiHồ Chí Minh: Tầng 4, Toà nhà văn phòng 13-13 Bis Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Tuy nhiên, việc tra cứu này sẽ mất phí CIC. Để có thể kiểm tra CIC cá nhân miễn phí khách hàng có thể tra cứu trực tiếp trên website, tuy không đầy đủ thông tin chi tiết nhưng vẫn có những thông tin cơ bản để có thể kiểm tra lịch sử tín dụng.