Một trong những phim làm mình ấn tượng nhất khi xem là phim : Khách sạn đế vương – The Grand Budapest Hotel, kể về diễn viên Ralph Fiennes trong vai một người quản lý cùng hợp sức với cấp dưới của mình (Tony Revolori) để chứng minh mình vô tội sau khi anh bị quy kết vào tội giết người.

Bạn đang xem: Nội dung phim khách sạn đế vương


Thông tin chung:

Dựng phim :Barney Pilling

Hãng sản xuất :American Empirical Pictures

Indian Paintbrush

Babelsberg Studio

TSG Entertainment

Phát hành : Fox Searchlight Pictures

Công chiếu:6 tháng 2, 2014 (Berlin)

6 tháng 3, 2014 (Đức)

7 tháng 3, 2014 (Anh)

Độ dài :100 phút<2>

Quốc gia

Mỹ

Đức

Anh

Ngôn ngữ

Tiếng Anh

Kinh phí

23 triệu€<9>(30 triệu$)

Doanh thu

158.49 triệu €(174.6 triệu$)<10>

Mở đầu trang sách:

The Grand Budapest Hotel (Khách sạn Đế vương) là một bộ phim hài năm 2014 do Wes Anderson biên kịch và đạo điễn, lấy cảm hứng từ những tác phẩm của nhà văn người Áo Stefan Zweig, Wes Anderson đã dựng nên chuyện phim đậm chất văn học về Grand Budapest – một tòa khách sạn cổ kính màu hồng nhạt ngự trên đỉnh núi bình lặng của đất nước giả tưởng Zubrowka thuộc Đông Âu lạnh giá. Đạo diễn đã chọn thủ pháp “kể chuyện trong phim”, mượn cuộc gặp gỡ trò chuyện của một nhà văn nổi tiếng với Zero Moustafa – chủ khách sạn Grand Budapest vào năm 1968 – để kể lại câu chuyện giàu chất phiêu lưu về người quản lý đầu tiên của Grand Budapest, thường được biết đến danh xưng “ngài Gustave H” và cũng là nhân vật trung tâm của phim.

Xem thêm: Prince Of Tennis - New Chap 1 Truyen Tranh

*
*
*
grand budapest hotel lobby boy và nhân tình anh trao chọn cả trái tim

The Grand Budapest Hotel vẫn được làm theo phong cách màu mè, hoa lá cành và có phần tưng tửng của đạo diễn Wes Anderson. Cả bộ phim là sự kết hợp nhịp nhàng của mạch phim nhanh, những pha rượt đuổi kiểu 007, những màn điều tra phá án, giết người loại R nhưng cũng vừa ngớ ngẩn một cách hài hước. Khó có thể tìm thấy một đạo diễn nào có thể hòa trộn sự bạo lực, li kì, vui nhộn, phấn khởi, hài hước vào làm một mượt như vậy. Xem phim của Wes Anderson để cảm thấy mình như một đứa trẻ lần đầu bước vào cửa tiệm bánh ngọt, để rồi choáng ngợp trong một thế giới diệu kỳ ngập tràn những chiếc cupcake rực rỡ như một bản hòa âm của nghệ thuật màu sắc.

Câu chuyện khác kết thúc , câu chuyên mới mở ra :

Sau hàng loạt tràng cười giòn giã, Wes kết phim bằng chút gia vị của nỗi buồn, như để cân bằng cảm xúc người xem. “Nước tự do Zubrowka chính thức không còn tồn tại”, hình ảnh khách sạn Grand Budapest thời hoàng kim giờ chỉ còn trong trí tưởng tượng của nhà văn trẻ. Trước mặt anh bây giờ là đại sảnh không một bóng người, dưới ánh đèn lờ mờ càng toát lên vẻ buồn bã và cô đơn đến đáng sợ. Thế giới ấy chưa chắc đã tồn tại, có khi “đã biến mất từ lâu trước lúc ông ấy đặt chân vào”, theo lời Zero Moustafa chia sẻ. Nhưng để thưởng thức cái đẹp cũ kỹ say đắm lòng người, đôi khi cũng cần phải có một óc tưởng tượng bay bổng, như Wes Anderson và Gustave.