Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần nắm chắc lịch trình khám thai định kỳ cho phụ nữ khi mang thai, đặc biệt ở 3 tháng đầu3 tháng cuối.

Bạn đang xem: Lịch khám thai cho bà bầu

Theo khuyến cáo chung, lịch khám thai định kỳ đầy đủ cho phụ nữ khi mang thai nên gồm 7 lần: 3 tháng đầu khám thai 1 lần, 3 tháng giữa khám thai 1 lần, 3 tháng cuối khám thai định kỳ 5 lần. Thời gian khám thai định kỳ nếu không phải làm các kỹ thuật như xét nghiệm, siêu âm có thế mất trung bình 10 – 15 phút/ lần.


*

Nhiều bà bầu băn khoăn số lần nên đi khám thai định kỳ như thế nào là tốt và hợp lý.


Tuy nhiên, không có số lần khám thai định kỳ chuẩn chung cho tất cả bà bầu. Với những trường hợp thai kỳ có nhiều nguy cơ, số lần khám thai có thể cần nhiều hơn 7 lần. Do đó, việc có nên đi khám thai thường xuyên không, khám thai bao nhiêu lần là đủ cần được bác sĩ chỉ định cho từng trường hợp cụ thể.

Những lưu ý khi đi khám thai


Lịch khám thai 3 tháng đầu

Ở lần khám thai định kì đầu tiên, mẹ bầu nên đi khám thai càng sớm càng tốt để bác sĩ khám xem có thai hay không, thai vào tử cung hay chưa, có một thai hay đa thai, đặc biệt là tuổi thai (thai được mấy tuần) cũng như ngày dự sinh. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển của thai trong suốt thai kỳ (có bị suy thai, sinh non, sinh thiếu tháng hay không).


*

Ở lần khám đầu tiên, bác sĩ sẽ khám xem có thai hay không cũng như thai đã vào tử cung chưa, có tim thai chưa


Bên cạnh đó, qua thăm khám và có thể làm một số xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ phát hiện các nguy cơ cho thai kỳ như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim…, từ đó tư vấn sau khám thai cho gia đình có nên tiếp tục hay chấm dứt thai kỳ, hoặc nếu điều trị thì như thế nào?


*

Khám thai định kỳ 3 tháng đầu bao gồm khám những gì, quy trình khám thai như thế nào?


Thông thường khám thai định kỳ ở 3 tháng đầu, tại Bệnh viện Tâm Anh, quá trình khám thai sẽ gồm 9 bước:

Đo chiều cao Cân trọng lượng Đo huyết áp Khám tim phổi Khám gan lách Khám phụ khoa Xét nghiệm máu Xét nghiệm nước tiểu Siêu âm thai

Các bước khám thai này giúp bác sĩ có được những chẩn đoán ban đầu. Từ đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc thai kỳ cho mẹ và bé, đồng thời hẹn lịch khám lần kế tiếp.

Lịch khám thai 3 tháng giữa

Những dị tật thai nhi được phát hiện rõ nhất ở tuần 15 – 18, vì vậy đây là thời điểm khám thai định kỳ cần thiết để có những can thiệp phù hợp nhằm điều trị hoặc chấm dứt thai kỳ sớm, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lý của thai phụ cũng như gia đình.

Xem thêm: Cách Nói Chuyện Với Người Nước Ngoài Mới Quen, Cã¡Ch Nã³I ChuyệN VớI Ngæ°Á»I Næ°Á»›C Ngoã I

Đồng thời, việc đi khám thai giai đoạn này còn giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi, từ đó bác sĩ có lời khuyên về dinh dưỡng thai kỳ; theo dõi huyết áp để dự phòng biến chứng tiền sản giật, sản giật.

Ở lần khám thai này, thai phụ sẽ được cân trọng lượng, đo huyết áp, đo bề cao tử cung, nghe tim thai, siêu âm thai, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.

Lịch trình khám thai 3 tháng cuối

Càng ở chặng đường cuối của thai kỳ, lịch khám thai càng dày hơn để bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ nhằm tiên lượng những biến chứng có thể xảy ra trong lúc sinh, từ đó có hướng giải quyết tốt nhất.

Do đó, từ tháng 7, 8 của thai kỳ mẹ bầu cần đi khám thai mỗi tháng 1 lần; tháng thứ 9 cứ cách 2 tuần khám thai định kỳ 1 lần và cuối cùng là khám 1 lần nữa trước khi sinh.

Ở các lần khám thai định kỳ cuối cùng này, mẹ bầu sẽ được biết ngôi thai có thuận hay không, khung xương chậu người mẹ có khả năng cho thai nhi lọt qua không, độ phát triển của bánh nhau, lượng nước ối… từ đó tiên lượng cuộc sinh dễ hay khó, có thể sinh thường hay phải mổ lấy thai, thời gian nhập viện, mẹ có thể sinh tại các cơ sở y tế thuộc tuyến dưới hay cần phải đến tuyến trên…

Như vậy, dù ở giai đoạn nào, việc khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ đều rất quan trọng, giúp thai phụ chủ động trong việc dưỡng thai, từ đó có những điều chỉnh, can thiệp kịp thời nhằm tránh rủi ro có thể xảy ra cho cả mẹ và bé. 

Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, dịch vụ thai sản được đầu tư về cả nhân lực và trang thiết bị, máy móc. Mẹ bầu sẽ được khám và tư vấn bởi các chuyên gia, bác sĩ sản khoa có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm.

Hệ thống máy móc thế hệ mới nhất được nhập khẩu đồng bộ từ các nước Mỹ, Nhật, Đức… cho kết quả nhanh và chính xác, giúp kết quả chẩn đoán, điều trị trong thai kỳ đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, tại BV Tâm Anh, mẹ bầu có thể chủ động chọn bác sĩ, đặt hẹn lịch khám thai theo thời gian phù hợp cho mình qua tổng đài miễn phí.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Hà Nội:

108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội

Hotline: 1800 6858

TP.HCM:

2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Hotline: 0287 102 6789

Khi đến bệnh viện, mẹ bầu sẽ được đội ngũ chăm sóc khách hàng đón tiếp, hướng dẫn cụ thể, tận tình, giúp mẹ bầu có được sự thuận tiện, thoải mái nhất trong quá trình khám thai.