Để học cách im lặng thực sự không phải là điều dễ dàng bởi quá trình này là vượt qua chính mình. Im lặng không chỉ là một cách ứng xử mà điều này còn là bạn đang tự rèn luyện để điều chỉnh cảm xúc bản thân.


Người ta nói rằng, chúng ta chỉ mất 2 năm để học nói nhưng mất cả đời để học cách im lặng. Người khôn ngoan nói ít làm nhiều. Họ biết đâu là những thời điểm im lặng mới chính là đỉnh cao.

Bạn đang xem: Im lặng là đỉnh cao của sự khôn ngoan

1. Im lặng khi không biết chính xác



*

Nói thì đơn giản nhưng cần nhớ rằng lời nói của ta có thể gây ảnh hưởng đến chính bản thân và người khác. Khi chúng ta trò chuyện, mọi người sẽ thu được các thông tin cần thiết từ nhiều nguồn khác nhau. Bởi vậy, khi không biết về thông tin chính xác, đừng vội vàng mà nói bừa.

Không ít người cho rằng, việc nói rằng mình không biết, không có thông tin sẽ thật mất mặt. Nhớ rằng, không ai là biết hết tất cả mọi thứ. Bạn có thể nói những thông tin mình biết nhưng đừng nói như thể bản thân chắc chắn, để đối phương hiểu nhầm. Một câu nói vu vơ của bạn có thể cung cấp thông tin sai lệch, khiến người khác lệch hướng vì những thông tin đó.

Tốt hơn hết, khi không biết chính xác về thông tin bản thân đang có, hãy im lặng hoặc giúp đỡ họ bằng cách chỉ đến một người khác mà bạn biết rằng có hiểu biết về lĩnh vực đó. Chữ tín trong giao tiếp nằm chính ở những im lặng này.

2. Im lặng để không làm tổn thương người khác

Có một nhà tâm lý học người Mỹ từng nói: “Có đến ít nhất 80% lời nói của chúng ta trong cuộc đời này là không cần thiết”.

Trong những cuộc tranh luận, khi có sự khác biệt trong quan điểm, chúng ta dễ đi đến việc tranh luận gay gắt. Có ai dám chắc mình sẽ kiểm soát được cảm xúc, không làm căng thẳng dâng cao?


Người khôn ngoan sẽ chọn lấy cho mình sự im lặng trong những trường hợp như vậy. Họ giữ lại những cảm xúc đang trào lên trong mình cũng như mong muốn chiến thắng người khác. Chỉ một điều đơn giản là im lặng, họ đã tránh gây ra tổn thương cho người khác. Họ hiểu rằng những lời nói trong lúc nóng giận thường có tính sát thương lớn, dễ làm tổn thương người nghe dù có thể bản thân ta không hề cố ý. Trong trường hợp này, im lặng chính là bạn đang từ chối việc làm tổn thương người khác.

3. Im lặng khi cảm thấy ai đó cần được lắng nghe

Trong cuộc sống với đủ những lo toan cơm áo gạo tiền này, chúng ta dễ bị cuốn đi, bận rộn quá mức và chẳng còn đủ thời gian để dành cho nhau. Đôi khi, chẳng phải việc gì lớn lao hay lời khuyên sâu sắc, chỉ đơn giản là lắng nghe điều người khác nói, không cố ý chen ngang, cướp lời hay lơ đễnh, tất cả đã đủ để ai đó cảm thấy mình được tôn trọng, được lắng nghe và dịu đi phần nào tâm trạng tệ hại.

Tôn trọng người khác chính là bạn đang thể hiện sự tôn trọng mình. Người cư xử văn minh luôn biết lắng nghe, thể hiện sự tôn trọng của mình dành cho người đối diện.

4. Im lặng khi không có gì để nói

Trong giao tiếp, chúng ta dễ cảm thấy bối rối, không thoải mái khi im lặng, không có gì để nói. Chúng ta cố ép mình phải nghĩ ra một điều gì đó thật nhanh để tiếp tục cuộc trò chuyện bởi một lẽ đơn giản, chúng ta không muốn cuộc nói chuyện trở nên sượng sùng.

Tuy nhiên, sự thật thì im lặng đôi khi là tất cả những gì hai bên cùng cần. Bạn không có gì muốn nói và đối phương cũng vậy, chỉ đơn giản là hai người ở bên cạnh nhau mà thôi. Đừng đánh đồng sự im lặng với bối rối khó xử. Chính những khoảnh khắc tĩnh lặng đó sẽ đem lại sự bình yên cho cả đôi bên, để cả hai cùng biết rằng chỉ cần bên nhau, như vậy là quá đủ.

Xem thêm: Hơn 200 Vectơ Biểu Tượng Số Điện Thoại Png Và Vector, Biểu Tượng Điện Thoại Png Và Vector

5. Im lặng trước những châm chọc

Dù bạn là ai và sinh sống, làm việc ở lĩnh vực nào, bạn cũng sẽ khó có thể tránh khỏi được lúc phải nhận về những lời nói thiếu tế nhị, khiếm nhã hoặc châm chọc, khiêu khích. Chúng khiến bạn muốn xù lông ngay lập tức, tìm cách đáp trả họ thật nhanh. Tuy nhiên, điều đó chỉ khiến cả hai cùng nhận về tổn thương và đẩy câu chuyện lên mức căng thẳng không cần thiết.

Tốt nhất những lúc như vậy, im lặng chính là cách ứng xử khôn ngoan nhất. Sự im lặng của bạn chính là cách trả lời mạnh mẽ mà mềm mỏng nhất, khiến đối phương nhận ra hành động của mình mà không làm mất mặt họ.

6. Im lặng khi bạn đang cố thay đổi thói quen không tốt

Việc nhận ra và thay đổi những thói quen không tốt chính là điều đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, ai trong chúng ta cũng hiểu rằng, để làm được điều đó không phải chuyện dễ dàng hay thực hiện trong một sớm một chiều.

Những thói quen đó đã gắn bó với chúng ta trong một thời gian đủ lâu. Những tư tưởng và cảm giác chống đối sẽ xuất hiện để cản trở chúng ta thực hiện sự thay đổi theo hướng tích cực đó. Bởi vậy, sẽ tốt hơn khi bạn giữ im lặng cho đến khi thay đổi được, hình thành những thói quen tốt. Bằng cách giữ im lặng, bạn sẽ tập trung hơn cho sự thay đổi và sớm đạt được mục tiêu.

7. Im lặng khi muốn đưa câu chuyện đi xa

Có thể nói, việc trò chuyện, tán gẫu như một loại thuốc gây nghiện tinh thần vậy, chúng khiến ta thấy hào hứng khi có và thấy thiếu thiếu khi phải dừng lại câu chuyện. Chúng khiến bạn tiêu tốn thời gian, giảm khả năng tập trung cho công việc chính cần làm.

Bạn biết rằng khoảng thời gian đó sẽ giá trị hơn khi bạn dùng để thay đổi bản thân, phát triển các kỹ năng mới hay đơn giản là nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động. Bởi vậy, khi thấy bản thân như bị cuốn vào những cuộc tán gẫu, đưa các câu chuyện đi xa hơn nữa, hãy dừng lại vài giây để tự hỏi mình, liệu những điều đó có thực sự cần thiết và giúp mình sống tốt hơn không.

8. Im lặng khi bạn muốn nói xấu ai đó

Để học cách im lặng thực sự không phải là điều dễ dàng bởi quá trình này là vượt qua chính mình. Im lặng không chỉ là một cách ứng xử mà điều này còn là bạn đang tự rèn luyện để điều chỉnh cảm xúc bản thân.

Khi thấy ai đó không tốt chỗ này, tốt chỗ kia, chúng ta thường dễ nảy sinh tâm lý muốn nói ra. Đó cũng là tâm lý bình thường của con người. Tuy nhiên ai trong số chúng ta cũng có những hạn chế nhất khi đánh giá người khác, rất có thể chỉ là góc nhìn phiến diện. Việc này còn có thể dẫn bạn đến với hoạ thị phi hay còn gọi là hoạ từ miệng mà ra.

Trên đời này có muôn ngàn tai ương, bởi vậy tốt nhất đừng tự đưa mình vào rắc rối. Việc bàn tán, phán xét ai đó không khiến bạn trở nên giỏi hơn hay tốt hơn. Khi im lặng và vượt qua những cảm xúc của cá nhân đó, bạn chính là đang rèn luyện mình. Rất có thể khi tiếp xúc nhiều hơn với người đó, bạn sẽ nhận ra họ thực sự không tệ như những gì mình từng nghĩ.


*
*
*