Bạn đọcCon ngườiCông nghệCuộc sốngGia đìnhGiáo dụcKhoa họcLịch sửMón ănNghệ thuậtQuan niệmSáng tạoThủ đôVăn thơXã hội

Hồi tôi mới đến Mỹ, đi đâu cũng thấy các cửa hàng lớn có treo biển viết 3 chữ DIY mà không hiểu là gì cả. Hỏi người qua đường thì họ cười bảo nhất định tôi không học tiếng Anh ở nước Mỹ rồi. Họ nói người Mỹ suốt ngày DIY mà anh lại không biết DIY là gì thì thật lạ. Mãi sau tôi mới hiểu, DIY là viết tắt của câu Do It Yourself (Tự tay làm lấy).

Bạn đang xem: Diy là viết tắt của từ gì

Quan sát các cửa hàng ấy ta sẽ hiểu ra ngay ý nghĩa của DIY : trước cửa là bãi đỗ xe rộng, quầy hàng bầy rất nhiều dụng cụ cầm tay, như kìm búa đục cưa v.v... riêng khoan đã có hơn 20 loại. Có mặt hàng phục vụ việc làm đất, làm vườn, như các loại hạt giống, cây non, phân bón, nông cụ như cuốc xẻng v.v.. Một mặt hàng đi đâu cũng thấy là hàng dùng trong ngành ô tô, như săm lốp, ắc quy, nhất là dụng cụ sửa xe.

Thời gian đầu mùa xuân, các cửa hàng DIY đầy khách, hàng bán chạy như tôm tươi. Khách hàng đến, đỗ xe xong là mở cốp xe, vào cửa hàng khuân ra đủ thứ nhét vào cốp rồi trả tiền, về nhà. Người Á đông mới sang đây cứ tưởng người phương Tây nay học tập phương Đông, trở lại thời kinh tế tự cung tự cấp, cái gì cũng làm lấy.

*

Thực ra khắp thế giới Âu Mỹ, trừ những người cực giàu hoặc cực nghèo ra, ai ai cũng đều DIY cả. Kẻ giàu quá thì chẳng cần động chân động tay làm những việc lao động chân tay ấy làm gì, cứ vung tiền ra là xong. Kẻ nghèo kiết xác thì chẳng có mấy việc để làm vì nhà ở là nhà thuê, vườn tược không, ô tô không. Xã hội phương Tây có hình quả trám, hai đầu nhỏ, giữa phình to, nghĩa là số người quá giàu và quá nghèo đều ít, số lượng người trung bình nhiều hơn cả. Đây là mô hình xã hội hợp lý nhất. Nhiều việc tốt đều có cơ sở xã hội từ đó.

Tầng lớp đông đảo nhất còn gọi là “trung lưu”, nghĩa là phong lưu bậc vừa vừa, với mức sống coi như đầy đủ. Hầu hết họ là người làm công ăn lương có mức lương không quá cao hoặc quá thấp, hoặc người buôn bán nhỏ, chủ cửa hàng nhỏ, chủ nông trại gia đình. Đây là tầng lớp có ảnh hưởng nhất trong xã hội dân chủ; tiếng nói, lá phiếu của họ quyết định số phận các nghị sĩ, các quan chức kể từ tổng thống trở xuống cho đến ông bà hội đồng phường, xóm.

Luật pháp Mỹ quy định tiền lương tối thiểu là mỗi giờ 5,15 USD; ở châu Âu cao hơn, như ở Anh là 4, 5 bảng. Thù lao như vậy thì ngoài ăn mặc ở ra còn có dư gửi tiết kiệm và mua sắm hưởng thụ. Trong các xã hội phúc lợi, tỷ lệ giữa lương thấp nhất với lương trung bình là vào cỡ 60%; riêng ở Mỹ cỡ 40%, nghĩa là chênh lệch ở Mỹ lớn hơn châu Âu. Người có thu nhập dưới mức lương tối thiểu thì thuộc loại ở đầu quả trám. Đó là những người lĩnh trợ cấp thất nghiệp, người tàn tật, bà mẹ độc thân v.v...; ở đầu chót của hình quả trám này là công nhân nước ngoài vượt biên phi pháp làm thuê. Đầu kia của quả trám là một số ít nhà giầu triệu phú, tỷ phú.

Trong bài này, tôi chỉ muốn nói về DIY, nghĩa là “tự tay làm lấy”. Đây là một điểm khác biệt lớn văn hoá Đông – Tây. So với người Trung Quốc (TQ) chúng ta thì người phương Tây làm việc nhiều hơn, ngoài công việc chính ra, trong hầu hết mọi việc lặt vặt, họ đều phải xắn tay áo lên mà làm chứ không như ta ngại làm việc vặt.

Xem thêm: Xem Phim Thái Lan Online - Danh Sách 5 Phim Lẻ Thái Lan Hay Nhất Năm 2020

Sang các nước Âu Mỹ, bạn sẽ thấy người dân bên này làm lấy đủ thứ việc, từ sửa chữa vặt, trang trí nội thất, sơn tường, lát gạch trong nhà, cho tới sửa xe, bảo dưỡng xe, trồng hoa, cắt cỏ, tưới cây, thông cống, lắp và sửa hệ thống điện trong nhà v.v... Một hôm máy nước phòng tôi rỉ nước ra nhà; sợ làm hỏng sàn nhà phải đền tiền, tôi gọi điện hẹn người đến sửa; phải hẹn trước 2 hôm, và chớ có gọi họ là thợ, mà phải gọi là chuyên gia kia ! Khi thợ đến, chỉ mất 5 phút anh ta đã chữa xong, nhưng vẫn tính là 1 giờ công đến làm tại chỗ, giá 45 bảng Anh, hoặc 72 USD ! Xót ơi là xót.

Đấy là cái giá phải trả cho sự không biết DIY. Rất may là một năm chỉ có vài lần thế thôi. Từ đó trở đi, chẳng nói bạn đọc cũng rõ, tôi sắm sửa không thiếu thứ công cụ nào. Cũng nhờ thế mà tay nghề của tôi trong các công việc cơ khí, điện, máy tính, sửa xe và lái xe ... đều hơn hẳn các bạn tôi ở trong nước.

Ở phương Tây, mọi dịch vụ dùng nhiều lao động chân tay đều cực đắt : dịch vụ khách sạn, nhà hàng, lái taxi, đưa báo đưa thư, nghề nông nghề cá v.v... Các mặt hàng bầy bán trong cửa hàng DIY phong phú và rẻ hơn ở TQ, chỉ có điều quầy hàng tự phục vụ, không có người bán để hỏi cách dùng. Cũng có chỗ giải đáp, nhưng phải xếp hàng chờ hỏi; tốt nhất đọc thuyết minh sản phẩm rồi tự dùng thử; nếu không ưng thì cứ mang đến cửa hàng mà trả hoặc đổi thứ khác, họ đồng ý tuốt.

Người phương Tây có cả một “bộ” triết lý DIY. Không gọi được taxi thì “tự lái xe thú biết bao, tha hồ tự do muốn đi đâu thì đi”. Hai tuần cắt cỏ trong vườn một lần thì “người khoẻ ra”. Tự trang trí nhà cửa thì “chỗ ở có cá tính của mình”. Hãy vào mạng Google hỏi “Doctor DIY”, bạn sẽ có 4000 câu trả lời; gõ “DIY philosophy” (Triết lý DIY) – 20.000 câu; gõ “DIY” thì có tận 588 triệu câu trả lời ...

So với họ thì tầng lớp cổ trắng TQ đúng là suốt đời ăn trắng mặc trơn chẳng hề muốn tự lao động chân tay bao giờ.

Công ty IKEA ở Thuỵ Điển có sáng kiến làm ra loại hòm lớn trong có nhiều tấm gỗ có thể tự lắp thành kho chứa đồ; mặt hàng này bán chạy như tôm tươi vì vừa đẹp vừa rẻ, mở ra một trào lưu trong xã hội. Trong khi đó ở TQ chúng ta, tầng lớp cổ trắng chỉ biết gọi điện cho cửa hiệu mang hàng làm sẵn đến chứ chẳng mấy ai chịu tự mình chở lấy về nhà rồi tự tay lắp lấy.

Tôi viết bài này để các bạn TQ nào sắp sửa bước lên tầng lớp trung lưu thì hãy chuẩn bị mỗi tuần bỏ ra thời gian để làm lấy một số công việc lao động chân tay mà hiện nay chỉ bỏ ra vào đồng bạc là có thể thuê người loại “cửu vạn” đến làm.