Trước khi dạy bé cách đánh vần, bé cần nhớ mặt chữ và dấu câu. Bố mẹ nên cho bé học thuộc các thành tố này qua các bài học mỗi ngày. Hãy sử dụng các bộ đồ chơi chữ cái có màu sắc sinh động để bé dễ tiếp thu. Thỉnh thoảng bố mẹ hãy hỏi bé “đây là chữ gì” để bé được ôn tập một cách tự nhiên.

Bạn đang xem: Học đánh vần tiếng việt lớp 1


Dạy bé học đánh vần tiếng Việt tại nhà bố mẹ nên kiên nhẫn, không nên thúc ép việc học khiến bé áp lực tâm lý dẫn đến sợ học, sợ đến trường. Mẹ hãy tham khảo hướng dẫn cách dạy bé đánh vần trong bài viết dưới đây nhé!

Dạy bé học đánh vần tiếng Việt – Lưu ý những sai lầm thường gặpCách dạy bé tập đánh vần nhanh hơn

Lưu ý những sai lầm thường gặp khi dạy bé học đánh vần

Hiện nay, nhiều phụ huynh có xu hướng dạy con đánh vần từ khi 4,5 tuổi để con không gặp khó khăn khi vào lớp 1. Nhưng đối với các cô, cậu nhỏ tuổi hiếu động, thích khám phá thì việc ngồi ngay ngắn với cuốn sách thì không phải là chuyện dễ dàng.

Rất nhiều trường hợp bố mẹ chính là tác nhân khiến trẻ đánh vần sai nguyên tắc khiến việc học của con ở trường thêm khó khăn, vất vả. Để dạy bé cách đánh vần đúng, quý phụ huynh nên tránh mắc phải những sai lầm sau:


Dạy con đánh vần theo kiểu cũ

Cách đánh vần tiếng Việt hiện nay được thực hiện theo hướng dẫn của sách cải cách giáo dục. So với trước đây, phương pháp này đã thay đổi khá nhiều. Nhiều phụ huynh không nắm được điều này và dạy con theo các kiến thức cũ. Đây là sai lầm phổ biến nhất khiến trẻ mất căn bản đánh vần khi vào lớp một.

Cách khắc phục duy nhất là bố mẹ hãy học lại cách đánh vần theo sách cải cách. Một khi đã hiểu rõ các nguyên tắc, bố mẹ mới nên bắt đầu truyền đạt lại cho con.


*

Hãy tạo môi trường học tập vui tươi thoải mái khi ở nhà (Ảnh: istockphoto)


Mẹ có thể quan tâm:

Cách dạy trẻ lớp 1 học toán: Làm sao để con nhớ nhanh, tính giỏi?

Sách “Cách khen, cách mắng, cách phạt con” và 7 bài học dạy con đáng học hỏi của người Nhật

Dạy bé học đánh vần tiếng Việt: Đừng bắt con học quá nhiều!

Đây cũng là một sai lầm tai hại trong việc dạy con nói chung và dạy đánh vần nói riêng. Trẻ em ở độ tuổi chuẩn bị vào lớp một có khả năng tập trung không cao. Các bé đa phần chỉ có thể tiếp thu những gì bố mẹ dạy trong vòng 15 phút. Sau đó, trẻ thường bị lôi cuốn bởi những điều mới lạ khác xung quanh. Nhiều bậc phụ huynh không hiểu được điều này và bắt con học đánh vần liên tục. Hậu quả là các bé không những không thể tiếp thu kiến thức mà còn tỏ ra chán nản. Không ít trẻ nảy sinh tâm lý sợ hãi việc học hành do hành động này.

Vậy mỗi ngày dạy bé học đánh vần tiếng việt bao nhiêu là đủ? Câu trả lời là với trẻ 5-6 tuổi, thời gian tốt nhất để cho bé học hiệu quả là từ 5-10 phút/ngày. Hoặc bố mẹ có thể dạy bé học đánh vẫn ngầu nhiên khi bắt gặp các chữ cái quanh nhà hay trên đường. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý là việc dạy bé học phải diễn ra đều đặn mỗi ngày và tạo sự kỷ luật trong thời gian học để hình thành thói quen tốt cho bé. Ở độ tuổi này, thời lượng mỗi buổi học quá dài sẽ làm cho bé dễ chán nản, không hứng thú hay hình thành tâm lý sợ sệt mỗi khi học.


*

Thúc ép trẻ phải học liên tục không phải là cách hay (Ảnh: istockphoto)


Thiếu kiên nhẫn khi dạy con học đánh vần

Trẻ em có khả năng tiếp thu nhanh ở độ tuổi này. Tuy nhiên trí não của bé lại không thể ghi nhớ tốt như người lớn. Vì thế các bé sẽ dễ quên những gì đã học. Các phụ huynh thường mắc sai lầm là nóng nảy, bực bội khi thấy trẻ không nhớ bài và tìm cách dạy bé đánh vần nhanh. Điều đó không hề giúp ích mà còn khiến trẻ e ngại giờ học tập đọc mỗi ngày.

Cách dạy bé tập đánh vần nhanh hơn

Dạy bé đánh vần: Giúp con làm quen với mặt chữ, dấu câu

Trước dạy con cách đánh vần, bé cần nhớ mặt chữ và dấu câu. Bố mẹ nên cho bé học thuộc các thành tố này qua các bài học mỗi ngày.

Xem thêm: Thvl - Xem Phim Tiếng Sét Trong Mưa Tập 19 Vietsub

Hãy sử dụng các bộ đồ chơi chữ cái có màu sắc sinh động để bé dễ tiếp thu. Thỉnh thoảng bố mẹ hãy hỏi bé “đây là chữ gì” để bé được ôn tập một cách tự nhiên.


Nắm rõ nguyên tác đánh vần đúng theo sách giáo dục cải cách

Hãy học lại cách phân biệt tên gọi chữ cái và âm đọc chữ cái. Ví dụ chữ “M” tên gọi là “em-mờ” và âm đọc là “mờ”. Chữ “D” tên gọi là “Dê” và đọc là “Dờ”.

Tiếp đến trong cách dạy bé đánh vần là cần hiểu cấu tạo của “tiếng”, thành phần cơ bản nhất trong tiếng Việt. 1 tiếng trong tiếng Việt được cấu tạo bởi 3 phần: âm đầu – vần – thanh. Trong đó vần – thanh là 2 bộ phận bắt buộc phải có. Phần âm đầu sẽ không có trong một vài tiếng như “ôm” (gồm vần “ôm” và thanh “ngang”).

Cách dạy bé đánh vần chữ cái cơ bản sẽ gồm lập vần, ví dụ “i-mờ-im”. Sau đó là ghép âm đầu với vần và thanh điệu để tạo thành tiếng, ví dụ “tờ-im-tim-sắc-tím”. Đây là cách đánh vần từ đơn với 1 tiếng. Khi bé đã thành thạo, bố mẹ hãy dạy cách đánh vần cho bé từ 2 tiếng bằng cách đánh vần từng tiếng một. Ví dụ “con heo” đánh vần là “cờ-on-con, hờ-eo-heo”.


*

Giúp con làm quen với mặt chữ, dấu câu (Ảnh: istockphoto)


Mẹ có thể quan tâm:

Dạy con học chữ như thế nào để bé học nhanh và nhớ lâu nhất?

Dạy trẻ 5 tuổi “thuộc nằm lòng” bảng chữ cái mà không giảm hứng thú học tập

Học mà chơi, chơi mà học là cách dạy trẻ đánh vần đúng đắn

Con trẻ nào mà chẳng ham vui, ham chơi hơn ham học. Chính vì lẽ đó các bậc phụ huynh hãy tận dụng tâm lý này để dạy con học một cách hiệu quả. Chuyển hóa các bài học đánh vần vào các trò chơi mà bé yêu thích.


Bố mẹ có thể lấy các tấm chữ cái có gắn nam châm hay giấy note có hình ảnh thủ rồi rồi gắn chúng lên tủ lanh, hay những nơi bé thường xuyên lui tới, dễ nhìn thấy trong nhà. Mỗi lần bé nhìn thấy bố mẹ hãy chỉ cho con các ký tự quen thuộc, cách ghép các vẫn và cách đánh vẫn chữ cái. Ngoài cách này, ba mẹ cũng nên mua một cái bảng treo tường, rồi viết chữ lên đây. Mỗi ngày dạy bé đánh vần từng tự một hoặc mua một bộ chữ tượng hình nhiều màu sắc và kèm tranh ảnh để lôi cuốn sự thích thú của bé như những món đồ chơi màu sắc của bé.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần kiên nhẫn và nhẹ nhàng với con. Trẻ 5, 6 tuổi thường không ghi nhớ các bài học nhanh chóng. Vì vậy hãy dành thêm thời gian để dạy lại các bài học cũ cho bé có cơ hội ôn luyện nhé. Từng bước, bé sẽ học được cách đánh vần chính xác và tự tin bước vào lớp một cùng bạn bè mà thôi.

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!